Du học Thụy Sỹ - Tổng quan về đất nước Thụy sỹ
Thông tin chung:
- Thủ đô: Bern, thành phố lớn nhất: Zurich
- Dân số: 30,5 triệu người
- Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh và tiếng Pháp
- Diện tích: 41,285 Km2
- Ngày Quốc khánh: 01/07/1867
- Đơn vị Tiền tệ: Frăng Thụy sỹ
Đôi nét về tổ quốc Thụy Sỹ :
- Thụy Sỹ là ngã tư của một trong những nền văn minh lớn nhất Châu Âu, phía Tây giáp với Pháp, phía Bắc giáp với Đức và phía Đông giáp với Áo, phía Nam giáp Ý.
- Khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và lục địa nên khí hậu ôn hoà, mát mẻ, nhiệt độ trung bình 12 °C. Với diện tích khoảng 41.285 km2 trong đó hơn 60% diện tích lãnh thổ là đồi núi, 30% là cao nguyên, vì thế Thuỵ sỹ cũng nổi tiếng với phong cảnh tự nhiên hùng vĩ và đa dạng.
Kinh tế phát triển
- Thụy Sỹ là Quốc gia ít về tài nguyên thiên nhiên, là đất nước của đồi núi, với trên 40 dãy núi cao trên 4.000 m so với mặt nước biển với dãy núi Alps nổi tiếng thế giới. Song, Thụy Sỹ lại có mức phát triền vững mạnh đáng kể trên toàn cầu, tuy là nước nhỏ về diện tích, dân số, tài nguyên thiên nhiên nghèo nhưng Thụy Sỹ có vị trí quan trọng về kinh tế-tài chính và hệ thống Ngân hàng uy tín đặc biệt nổi tiếng nhất trên toàn cầu. Thụy Sỹ là một nước công nghiệp phát triển cao ở Châu Âu, trong đó có nhiều ngành đạt trình độ hàng đầu trên thế giới như: cơ khí chế tạo (nổi tiếng nhất thế giới về sản xuất đồng hồ chính xác và sang trọng), điện cơ, hóa chất, dược phẩm, thuốc tân dược, tài chính-ngân hàng, du lịch, đồng hồ, đồ trang sức, dịch vụ và bảo hiểm. Ngoại thương đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
- Thuỵ Sỹ là đất nước đứng đầu trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, khách sạn và du lịch, nơi đây cũng là cái nôi đào tạo những nhà quản lý hàng đầu thế giới trong chuyên ngành này. Ngoài ra Thuỵ sỹ cũng là đất nước đứng đầu trong việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông – công nghiệp.
Một đất nước có chính sách đối ngoại trung lập
- Thụy Sỹ theo đuổi chính sách đối ngoại trung lập nhằm giữ độc lập và bảo vệ lợi ích. Mục tiêu của chính sách đối ngoại là bảo vệ, tăng cường vị thế chính trị và kinh tế của Thụy Sỹ trên thế giới. Chính sách đối ngoại trung lập là công cụ quan trọng,xuyên suốt và là nội dung chủ yếu của nền ngoại giao Thụy Sỹ từ 1815 tới nay.
- Thụy Sỹ nhấn mạnh chính sách đối ngoại phải dựa trên luật pháp. Luật pháp quốc tế là công cụ để bảo vệ quyền lợi các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia nhỏ và quan hệ quốc tế cần được tiến hành trên những nội dung, quy định của trật tự luật pháp quốc tế. Do đó, việc tôn trọng pháp luật quốc tế là điểm đặc trưng và nguyên tắc bất di bất dịch trong chính sá ch đối ngoại của Thụy Sỹ.
- Thụy Sỹ chưa bao giờ thực hiện chính sách đối ngoại trung lập theo một định chế cứng nhắc, và sử dụng chính sách đối ngoại trung lập như một công cụ thích hợp trong từng thời kỳ để bảo vệ lợi ích của Thụy Sỹ. Chính phủ Thụy Sỹ cho rằng trong tình hình tuy chiến tranh lạnh đã kết thúc, nhưng tình hình chính trị-an ninh thế giới vẫn căng thẳng, mất ổn định, nguy hiểm, chính sách trung lập vẫn là một công cụ thích hợp cho việc thực thi chính sách đối ngoại và an ninh của Thụy Sỹ, và Thụy Sỹ cam kết không đứng vào bên nào trong các cuộc xung đột theo trách nhiệm và nghĩa vụ luật quốc tế quy định đối với các quốc gia trung lập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét